Chuẩn bị gì cho khách sạn mùa cao điểm? Khi học sinh sinh viên được nghỉ hè, nên ba mẹ sẽ có thêm nhiều thời gian với con cái hơn, cho nên dù thời điểm này không có nhiều ngày nghỉ lễ nhưng vẫn được nhiều gia đình lựa chọn để du lịch cùng nhau. Với vai trò là một khách sạn đang tái vận hành sau đại dịch, bạn đã chuẩn bị gì, đã sẵn sàng chào đón khách quay trở lại sắp tới chưa?
Những rủi ro khi khách sạn mùa cao điểm không được chuẩn bị đầy đủ
Các khách sạn có thể xác định rằng mùa cao điểm Việt Nam thường là từ tháng 7 đến tháng 9, bởi đây là lúc học sinh sinh viên được nghỉ hè, nên ba mẹ sẽ có thêm nhiều thời gian với con cái hơn, cho nên dù thời điểm này không có nhiều ngày nghỉ lễ nhưng vẫn được nhiều gia đình lựa chọn để du lịch cùng nhau. Thời tiết cũng là yếu tố thuận lợi, khi mưa bão ít hơn, di chuyển hay du lịch sẽ ít gặp rủi ro hơn mùa mưa bão, các địa điểm tham quan cũng sẵn sàng cho việc đón khách. Bên cạnh đó, trùng với thời điểm kỳ nghỉ hè hàng năm các nước châu Âu, nên lượt khách quốc tế cũng có xu hướng tăng mạnh.
Mùa du lịch thấp điểm ở Việt Nam thường từ tháng 9 đến tháng 11, bởi đây là thời điểm học sinh sinh viên nhập trường, cha mẹ ít có thời gian cho con cái hơn, nên những chuyến du lịch cũng sẽ hạn chế. Tần suất mưa bão hàng năm ở nước ta trong giai đoạn này cũng lớn nhất, ảnh hưởng trực tiếp đến ngành du lịch lữ hành.
Cho nên, mùa du lịch cao điểm năm nay được xem là thời điểm hoàn hảo để mọi người được nghỉ xả hơi, vui chơi, du lịch một cách thoải mái. Chính vì thế, xu hướng quá tải, kín phòng sẽ diễn ra nhanh, mãnh liệt hơn những gì người làm khách sạn hình dung. Do vậy, sự chuẩn bị ngay từ bây giờ với cơ sở vật chất là điều vô cùng quan trọng và cần thiết, để không bị động trong bất kỳ tình huống nào.
Chuẩn bị về phòng lưu trú
Phòng ở đây là vửa bao gồm không gian, đồ dùng cho khách trong mỗi lần sử dụng. Không gian được quét dọn, xịt mùi sẽ tạo cảm giác sạch sẽ, ấn tượng ban đầu cho khác khi đến ở. Đồ dùng luôn có sẵn giúp khách có những trải nghiệm tốt hơn, và bản thân khách sạn cũng không gặp nhiều phiền hà khi phục vụ.
Nếu trong thời điểm hiện tại mà lượng khách ra vào thường xuyên rất nhiều, công suất phòng có thể không đáp ứng được ngay, nên khách sạn cần mua dự trữ thêm một số lượng sản phẩm nhất định để hạn chế thiếu hụt. Bên cạnh đó, cũng cần kiểm tra, thay thế những vật dụng, đồ dùng đã cũ để tránh những rủi ro không đáng có.
Chuẩn bị về nhân lực
Vì tính chất đặc thù công việc, mà nhân sự khách dịch vụ thường sẽ không nghỉ theo lịch của người lao động, ngày Lễ hay cuối tuần vẫn làm việc. Nhưng dù thế, khách sạn cũng cần có sự chuẩn bị rõ ràng về nhân sự, phân bổ lịch nghỉ phép cho phù hợp để hạn chế những rủi ro không đáng có.
Bên cạnh đó, cũng cần chuyển đổi, ứng dụng các nền tảng hỗ trợ quản lý khách sạn, để giảm sức người sức của trọng việc vận hành. Khi một nền tảng được tích hợp sâu, hỗ trợ rộng, thì các khách sạn sẽ không phải tốn quá nhiều thời gian, công sức cho việc sắp xếp và tạo nên đà hoạt động.
Chuẩn bị về phương pháp vận hành
Nhiều khách sạn hiện tại vận hành hoạt động bằng sổ ghi chép, offline chứ không khai khác lượng khách online. Hay khi tận dụng khách online qua OTAs, nhưng lại không biết cách đồng bộ nên gây nhiều phiền hà, chồng chéo lịch, khách hàng khi tìm đến phàn nàn rất nhiều.
Sự chuẩn bị khách sạn mùa cao điểm là một điều cần thiết, giúp các hệ thống sẵn sàng trong những tình huống nhất định, giảm đi rủi ro và sự bị động trong quá trình vận hành. Do vậy, ngay từ bây giờ hãy có cho mình những giải pháp, lựa chọn để thực hiện nhé.